Vậy rốt cục, quan niệm ăn cơm béo, ăn cơm gây tiểu đường… của mọi người đúng hay sai?

3 quan niệm 'sai bét' về cơm trắng nhưng nhiều người vẫn tin: Gây ung thư, tiểu đường

Ngày xưa, các cụ chỉ cần có cơm ăn đủ no là được. Tuy nhiên, nhờ kinh tế ngày một phát triển nên nhu cầu của mọi người cũng tăng lên. Ăn cơm không còn là vấn đề no đói nữa mà còn liên quan tới yếu tố sức khỏe, ngoại hình.

Có người thì bỏ cơm để giảm cân vì nghĩ ăn cơm béo, người thì bảo ăn cơm gây bệnh tiểu đường… Đủ các lý do để không ít người ‘bài trừ’ cơm ra khỏi thực đơn.

Tuy nhiên, trên thực tế liệu có phải những quan niệm này của mọi người là đúng không? Để giải đáp thắc mắc này, các chuyên gia đã lần lượt chia sẻ trên nhiều trang báo rồi đó nhé.

Vậy rốt cục, quan niệm ăn cơm béo, ăn cơm gây tiểu đường… của mọi người đúng hay sai? Hãy lắng nghe câu trả lời của chuyên gia  chia sẻ trên báo chí nhé.

Ăn cơm nhiều sẽ gây thừa cân

Ăn cơm nhiều sẽ gây thừa cân, béo phì

Phải nói, đây là quan niệm mà không ít người có. Song, BS. Tường Vi khẳng định: Nguyên nhân gây ra béo phì là do năng lượng nạp vào từ việc ăn uống vượt quá năng lượng cơ thể tiêu hao thông qua các hoạt động thể lực. Tinh bột chỉ là yếu tố chiếm phần lớn trong khẩu phần ăn nên chúng ta mới nhắc tới việc cắt giảm chất này.

Tuy nhiên, không phải cứ ăn nhiều tình bột là sẽ bị thừa cân, béo phì. Bởi, họ vẫn giữ được sự cân bằng năng lượng và đủ chất đạm, béo, tinh bột trong khẩu phần ăn.

Ngược lại, từng có tuyên bố rằng: gạo hoàn toàn có thể giúp con người ngăn chặn béo phì. Đây là tuyên bố của các nhà khoa học Nhật trong một đại hội châu Âu về béo phì diễn ra hồi 2019 tại Scotland.

Theo đó, các nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu ở 136 quốc gia. Ông Tomoko Imai (ĐH Nghệ thuật Tự do Doshisha) – đại diện nhóm nghiên cứu cho biết: Kết quả thu được rất bất ngờ. Những nước dùng gạo làm lương thực chính có tỷ lệ béo phì thấp hơn hẳn. GS. Imai cho rằng, nếu người dân trên thế giới ăn 50g gạo/ngày thì tỷ lệ béo phì toàn cầu sẽ giảm 1%.

Lý giải về điều này, ông cho hay: Trong gạo chủ yếu là tinh bột. Các chất xơ cùng dưỡng chất khác trong gạo có thể làm tăng cảm giác no và hạn chế sự thèm ăn. Vì thế, nó có thể hạn chế tình trạng ăn vặt.

Ông cũng kết luận rằng: Chế độ dinh dưỡng theo kiểu Nhật nói riêng và châu Á nói chung với cơm làm chính hoàn toàn có thể ngăn chặn và phòng béo phì.

Còn tại các nước phương Tây, cơm không phải là đồ ăn chính, họ không ăn thường xuyên. Vì thế, tỷ lệ béo phì thường cao gấp 3 – 4 lần châu Á.

Ăn cơm nguội gây ung thư

Ăn cơm nguội gây ung thư

Theo PGS. Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ thực phẩm, ĐH Bách Khoa HN) khẳng định: Ăn cơm nguội không gây ung thư. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên ăn cơm nguội vì nó không tốt cho hệ tiêu hóa.

Ông phân tích rằng: Trong gạo có thể chứa Bacillus cereus – một loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Bào tử này sẽ bị tiêu diệt khi chúng ta nấu ở nhiệt độ cao.

Song, nếu bạn để cơm ở nhiệt độ phòng bình thường thì bào tử này và các vi khuẩn khác sẽ sinh sôi. Khi bị nhiễm khuẩn, cơm nguội có thể gây rối loạn tiêu hóa, nặng thì ngộ độc.

Còn về chuyện hâm nóng lại cơm rồi ăn thì cũng không tốt và dễ gây ngộ độc chứ không hề gây ung thư. Bởi, đôi khi cơm nhìn thì vẫn còn bình thường, chưa hư nhưng thực ra bên trong đã có vi khuẩn rồi. Với lại, cơm để nguội rồi lại hâm nóng lên nhiều lần sẽ khiến chất dinh dưỡng bị mất đi.

Do đó, bạn chỉ nên nấu vừa ăn thôi nhé.

Ăn nhiều cơm trắng gây tiểu đường

Ăn nhiều cơm trắng gây tiểu đường

Theo BS. Dzoãn Thị Tường Vi (nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198) cho biết: Nhiều người ‘đổ tội’ cho cơm rằng ăn nhiều sẽ gây tiểu đường. Thế nhưng, đây là quan niệm sai lầm.

Trong khẩu phần ăn hàng ngày của chúng ta, chất đạm chiếm từ 12 – 15%, chất béo không quá 25% còn lại là đường bột. Điều này có nghĩa đường bột là năng lượng chính trong khẩu phần ăn.

Do đó, nếu bạn cân đối, ăn uống hợp lý thì cơ thể mới khỏe mạnh được. Vì mỗi chất có một chức năng, vai trò khác nhau. Không nên ăn quá nhiều thứ này mà bỏ qua thứ kia.

Tuy nhiên, đường bột không phải chỉ có từ cơm mà còn từ nhiều thực phẩm khác như trái cây, bánh, kẹo, trà sữa, đồ uống có ga…

Những loại đường này còn dễ thấp thu vào cơ thể hơn, làm tăng đường huyết rồi gây tiểu đường. Còn cơm thì lành hơn vì nó là tinh bột, đường đa. Khi đi vào cơ thể, chúng chặt dần các liên kết thành đường đơn rồi mới hấp thu.

Còn TS. BS Nguyễn Văn Tiến (nguyên GĐ BV Nội tiết TU) nhận định: Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến bệnh tiểu đường tăng nhanh hiện nay là do lối sống của người Việt.

Bởi, ngày nay phát triển nhiều phương tiện cùng các hình thức giải trí. Do đó, mọi người thường lười vận động hơn. Chính điều này mới khiến cơ thể bị dư thừa năng lượng, tăng đường huyết và gây tiểu đường.

Cơm trắng đúng là giàu tinh bột nhưng không đồng nghĩa với việc sẽ gây ra bệnh tiểu đường. Bằng chứng là Nhật bản – một quốc gia thích ăn cơm trắng nhưng tỷ lệ người bị tiểu đường của họ cũng đâu có cao.

Đây là toàn bộ những thông tin mà các chuyên gia đã chia sẻ với báo chí. Mong rằng sau khi xem rồi mọi người đừng hiểu lầm cơm mà bỏ nó nữa. Ngày xưa các cụ vẫn ăn cơm ngày 3 bữa, ăn tới no thì thôi, đâu có sao đâu mọi người. Quan trọng là chúng ta ăn xong rồi thì nhớ vận động chứ đừng có lười. Lười thì có hít không khí cũng vẫn bị ‘ngải heo’ nhập thôi.

Tin liên quan